“Om” vốn đã khá quen thuộc với nhiều người khi thường xuyên xuất hiện trong các bài chú của Mật Tông như Tam tự minh chú – Om Ah Hum, hay Lục tự đại minh chú – Om Mani Padme Hum. Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm về nguồn gốc, lợi ích và cách niệm “Om” như thế nào nhé.
“Om” có nguồn gốc từ đâu?
Trong Phật giáo, “Om” được coi là âm thanh gốc chứa năng lượng sống nguyên thuỷ trong toàn thể vũ trụ. Nó là bí mật âm thanh của Phật giáo và chứa vô lượng nghĩa. Đó được coi là chiếc cầu nối giữa chúng ta với chính phần thiêng liêng nhất bên trong mình, cũng như là kênh để kết nối với con người và vạn vật trên khắp vũ trụ này.
Om cũng là một trong 3 chữ mật trong tam mật của Mật Tông, tượng trưng cho “thân” mật, hai chữ còn lại là “Ah” tượng trưng cho khẩu mật, và “Hum” tượng trưng cho ý mật. Vì vậy mà những người theo Phật Giáo nói chung và các sư nhà Phật rất xem trọng sự thực hành niệm Om.
Không chỉ trong Phật giáo, mà cả Ấn độ Giáo cũng rất chú trọng đến âm thanh Om này. Bạn có thể thấy các phòng tập Yoga vẫn thường được trang trí chữ Om (như ảnh dưới đây). Hay mỗi buổi tập đều niệm Om ở đầu và cuối buổi để giúp học viên đánh thức năng lượng bên trong mình, kết nối lại với bản thân, và những người xung quanh.

(Mandala là hình vẽ tượng trưng cho vũ trụ). Nguồn ảnh: Etsy
Lợi ích khi niệm “Om”
Tụng niệm âm tiết “Om” giúp bạn tỉnh táo, đặc biệt là vào buổi sáng, giúp xua tan đi những suy nghĩ mông lung của tâm trí. Có những khi bạn cảm thấy khó mà ngồi thiền trong tĩnh lăng được, vậy hãy mượn sức mạnh của các âm thanh đặc biệt hay thần chú như từ “Om” để có thể đưa bản thân trở về kết nối với cơ thể, với hiện tại.
Khi bị cảm cúm, trúng gió, hay thấy trong người khó chịu. Bạn có thể tụng niệm liên tục âm tiết này, để khiến phần đầu toát mồ hôi và dùng khăn lau khô đi. Như vậy sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn. Ngoài ra, niệm Om giúp tim và huyết áp của bạn được thư giãn. Từ đó giúp giảm các triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu. Có thể nói âm thanh “Om” sẽ giúp bạn thư giãn cho cả cơ thể của mình đấy.
Mỗi ngày niệm Om khoảng một vài phút vào buổi sáng cũng rất tốt rồi. Ngoài ra, bạn có thể niệm 3 lần trước và sau mỗi buổi tập Yoga để kết nối với cơ thể tốt hơn nhé.

Nguồn ảnh: Etsy
Cách niệm Om sao cho đúng
Bước 1: Tư thế khi niệm Om
Giữ lưng thẳng hàng với cổ và đầu để cột hơi trong người được lưu thông.
Nếu bạn đang ngồi trên sàn thì có thể kê một chiếc chăn, hay viên gạch xốp yoga ở dưới hông. Điều này sẽ giúp lưng bạn dễ dàng dựng thẳng hơn.
Chúng ta hơi hóp bụng lại, thu khung sườn về chứ không ưỡn lên, mở vai sang hai bên, hạ thấp vai, thư giãn, thở phào thành tiếng và nở một nụ cười nhẹ nhàng trên môi.
Hai tay bạn có thể để ngửa hoặc úp thoải mái trên đùi.
Bước 2: Niệm Om với 3 âm tiết A-U-M
Khi niệm Om, hãy tách thành 3 tâm tiết A-U-M để làm quen. Đầu tiên, bạn hít một hơi thật sâu, và bắt đầu:
– Khi niệm A, miệng của bạn mở rộng cả theo chiều dọc và ngang, để âm thanh được rung động trong toàn bộ khoang miệng của mình. Bạn có thể chú tâm đến khu vực xương chậu và bụng khi niệm A.
– Rồi khi niệm đến U, bạn từ từ thu miệng lại chúm chím và đưa về phía trước, như đang thổi ngọn nến vậy. Lúc này, bạn có thể từ từ đưa sự chú tâm từ bụng di chuyển lên vị trí tim ở giữa ngực, rồi lên dần đến cổ họng.
– Khi niệm đến âm M, bạn mím môi lại và cảm nhận âm thanh ở khu vực đỉnh đầu.
Khi niệm Om, bạn có chứ liệu điều chỉnh theo hơi thở của mình, bắt đầu thở ra ở âm A, và kết thúc ở âm M là được.
Bạn có thể tham khảo bài niệm dưới đây nhé:
Xem thêm Thần chú Mật Tông – Lịch sử, công dụng và cách tụng trì
Review sách – Muôn kiếp nhân sinh – phần 1 và 2
Trả lời