Phân Biệt Đức Phật A Di Đà Và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Phân Biệt Đức Phật A Di Đà Và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Chúng ta có thể phân biệt hình tượng Đức Phật A Di Đà và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thông qua những đặc điểm sau

1. Hình dáng kiểu tóc

Tâm từ bi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Hình dáng tóc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường là tóc búi hoặc xoắn tóc. Nếu là tóc búi thì bạn có thể chắc đến 90% đây là đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Hình bên bạn có thể nhận ra đây chính là đức Phật Thích Ca Mâu Ni thông qua mái tóc búi của ngài. Đây là hình tượng được thờ phụng chú yếu ở các truyền thống Nguyên Thủy, Phật giáo Nam Tông v.v. Còn truyền thống Đại Thừa, Bắc Tông, Kim Cương Thừa thì tóc của ngài giống các vị Phật khác là thành các xoắn tóc. Lúc này, chúng ta phải chú ý đến các đặc điểm khác để phân biệt.

Ngoài ra đức Phật Thích Ca thường không được có phần đảnh đầu, còn đức A Di Đà có phần đảnh khá lớn.

2. Cách đắp y (Quần Áo)

Phân biệt Phật Thích Ca và Phật A Di Đà
Phân biệt Phật Thích Ca và Phật A Di Đà

Phân biệt Phật Thích Ca và Phật A Di Đà

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường mặc áo cà sa với kiểu áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu nếu để hở cũng chỉ để hở một bên vai. Còn đức Phật A Di Đà sẽ để hở đến phần bụng và phần ngực có chữ Vạn.

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà
Phân biệt Phật Thích Ca và Phật A Di Đà

Bạn có thể thấy áo của Đức A Di Đà được hở nhiều hơn (hở ngực) so với Đức Thích Ca (chỉ hở vai) và ở ngực đức A Di Đà có chữ Vạn

3. Thế tay/ Thủ ấn và tư thế

Mỗi vị Phật, Bồ Tát thường có một số thủ ấn/ tư thế để nhận diện vị Phật đấy. Ví dụ đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát có hình dáng cầm thanh kiếm trí tuệ để cắt đứt vô minh và một bên cầm bông sen có chứa quyển Tâm Kinh.

Đức Phật Thích Ca có nhiều thủ ấn hơn nhiều so với các vị Phật khác mà nhờ các thủ ấn này các bạn có thể nhận ra hình tượng này là đức Phật nào. Các bạn đọc ghi chú để hiểu vì sao ngài có nhiều thủ ấn nha.

Giờ mình sẽ giới thiệu cách phân biệt hình tượng đức Phật Thích Ca và đức Phật A Di Đà thông qua tư thế tay của các ngài. Đức Phật Thích Ca thường được khắc họa với nhiều thủ ấn như thủ ấn thiền định, thủ ấn giáo hóa, thủ ấn xúc địa và một số hình tượng được gắn liền với các sự kiện trong kinh như niêm hoa vi tiếu (ngài cầm 1 bông hoa sen), tư thế nằm thế sư tử – sự kiện ngài nhập Niết Bàn, tư thế đi bát – khất thực, hay đức Phật đản sinh thì có tư thế 1 tay chỉ lên trời 1 tay chỉ dưới đất v.v. Còn đức phật A Di Đà được khắc họa với 2 thủ ấn chủ yếu là thủ ấn tiếp dẫn/ tiếp độ, thủ ấn thiền định.

Khi tượng, hình Phật có thủ ấn thiền định thì mình thấy khó phân biệt đức Phật Thích Ca và A Di Đà, lúc đấy các bạn cần dựa vào hình ảnh tóc, và cách quấn y (quần áo của các ngài để xác định)

Phân biệt Phật Thích Ca và Phật A Di Đà
Phân biệt Phật Thích Ca và Phật A Di Đà

Ở hình này thì ta phân biệt đức Phật Thích Ca và A Di Đà nhờ vào cách đắp y, búi tóc. Còn thế tay/ thủ ấn của các ngài là giống hết nhau.

Dựa vào cách đắp y, và đầu tóc bạn có thể nhận ra cùng 1 thủ ấn nhưng hình bên trái là hình đức A Di Đà còn hình bên phải là đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Ngoài ra một số bạn cũng khó phân biệt thủ ấn xúc địa và thủ ấn tiếp độ. Đức Thích Ca Mâu Ni có nhiều tượng/ tranh vẽ về thủ ấn xúc địa. (Minh xin phép giới thiệu câu chuyện thủ ấn vào các bài sau). Còn đức Phật A Di Đà có thủ ấn tiếp độ. Các bạn chú ý là thủ ấn xúc địa là tay phải của ngài úp xuống và hướng xuống đất còn thủ ấn tiếp độ thì tay ngài ngửa ra và cũng hướng xuống đất. Trong thủ ấn xúc địa đức Phật Thích Ca cầm bình bát (một số hình tượng thì không cầm hoặc thay bằng 1 viên ngọc như ý), còn đức A Di Đà thì cầm bông sen (đôi khi nhìn cũng khá giống với bình bát) do đó các bạn nhìn phía tay phải để phân biệt hình ảnh các đức Phật.

Phân biệt Phật Thích Ca và Phật A Di Đà

Ở đây nhìn vào thủ ấn/ thế tay của các ngài thì có thể phân biệt được đức Phật A Di Đà là ở hình 1 còn đức Phật Thích Ca Mâu Ni là hình 2 và 3

Ngoài ra đức Phật A Di Đà còn có hình tượng thế đứng và cũng có nhiều nét giống với tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni thế đứng. Dù vậy cũng có 1 số điểm khác cơ bản để có thể phân biệt hình ảnh của các vị.

Phân biệt Phật Thích Ca và Phật A Di Đà

Phân biệt tay Phật Thích Ca và Phật A Di Đà

Ở tư thế đứng đức Phật A Di Đà có tay trái cầm bông sen, tay phải để ngửa hướng xuống dưới (thủ ấn tiếp dẫn/ tiếp độ), ngài để hở ngực và ở giữa ngực là chữ vạn, đảnh của ngài rất lớn. Còn đức phật Thích Ca ở hình trên là thủ ấn giáo hóa, ngài đắp y choàng và kín người, tóc ngài để búi. Vậy các bạn có thể phân biệt hình tượng 2 ngài dựa trên các đặc điểm đã nêu ở trên.

Ngoài ra đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn có rất nhiều thủ ấn như thủ ấn chuyển pháp luân, thủ ấn trì bình v.v. Mà nếu các bạn thấy những thủ ấn như vậy thì có thể khá chắc chắn đây chính là đức Phật Thích Ca. Còn các đức Phật khác sẽ rất ít có tượng hay hình vẽ với thủ ấn như vậy.

4. Những vị Phật, Bồ tát đi cùng

Quán Thế Âm Bồ Tát và Thế Chí Bồ Tát là hai vị Bồ Tát thường được thờ cùng với Đức Phật A Di Đà. Hay còn được gọi là Tây Phương Tam Thánh. 

Phân biệt Phật Thích Ca và Phật A Di Đà

Tượng Tây Phương Tam Thánh tư thế đứng và ngồi

Còn Phật Thích Ca thường được thờ cùng với 2 vị tôn giả là: A Nan Đà (được đặt bên tay trái Đức Phật Thích Ca) và Ca Diếp (được đặt bên tay Phải Đức Phật Thích Ca)

Trong các chùa thì tượng của 3 vị sẽ nhiều hơn mình tìm thì thấy có bức này là đủ 3 vị và hình ảnh đẹp ấn tượng.

Bộ Tượng Đức Phật Thích Ca -Tôn Giả A Nan Ca Diếp

Ngoài ra, chúng ta có tượng Tam thế Phật (Phật quá khứ, hiện tại và vị lai) là Đức Phật A Di Đà (Đức phật quá khứ), Đức Phật Thích Ca (Đức Phật hiện tại), Đức Phật Di Lặc ( Đức phật tương lai). Cách phân biệt từng vị 1 là một chủ để khó (có nhiều hình tượng quá) mình sẽ tạm bỏ qua trong bài này nhé. :))

(Nguồn ảnh: của Phạm Nghiêm Trai)
Bộ tượng Tam thế phật sứ trắng cỡ nhỏ
Một kiểu Tam thế Phật khác

Ngoài hình tượng Tam thế Phật (các vị gần như giống nhau chỉ khác ở thế tay/ thủ ấn) thì các bạn có thể phân biệt được hình ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đức A Di Đà qua các đặc điểm mình đã nêu ở trên nha.

5. Cảnh vật xung quanh

Ngoài ra chúng ta có thể nhận ra hình tượng các vị Phật qua cảnh vật xung quanh. Ví dụ đức Phật Thích Ca ngài ngồi thiền dưới cội bồ đề, trên tấm cỏ kosa.

Đức Phật Thích Ca đạt giác ngộ dưới cội bồ đề (Mỗi vị phật có lịch sử giác ngộ khác nhau không phải vị nào cũng giác ngộ dưới cây bồ đề đâu) Nên nếu các bạn nhìn thấy đức Phật mà ngồi dưới cội bồ đề thì chính là hình ảnh của đức Phât Thích Ca Mâu Ni.

50+ Hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất
Hình ảnh Đức Phật Thích Ca ngồi dưới cội bồ đề.

Trên đây là 5 đặc điểm để phân biệt đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật A Di Đà. Mong rằng từ đó các bạn có thể phân biệt hình ảnh 2 Đức Phật này một cách dễ dàng.

Nếu có sai sót nào mong được trao đổi thêm với các bạn.

Nhấn để xem thêm bài viết về 8 lợi ích của thiền Vipassana

Lòng biết ơn – Bí mật chuyển hoá nghiệp quả.

5 bước thư giãn để ngủ ngon mỗi tối.

Write first comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.