Nguồn gốc Chú Dược Sư
Chú Dược sư được trích ra từ cuốn Kinh Dược sư. Bộ kinh kể về công đức và bổn nguyện của Phật Được sư sau khi được tái sinh ở cõi khác.
Tên đầy đủ của ngài là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Tiếng Phạn là Bhaisajyaguru Vaidurya Prabha.
Tiếng Anh là Medicine Buddha.
Cái tên Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai có ý nghĩa là vị thầy thuốc có thân thể như ngọc lưu ly, toả sáng khắp muôn nơi, đem đến an lành cho mọi người. Ngài có thể chữa trị hết tất cả bệnh khổ của chúng sinh, mà hầu như đều do những điều không hay trong tư tưởng gây ra.
Do bổn nguyện của ngài là “cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh” cho nên còn có tên Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía Đông, gọi là cõi Tịnh Lưu ly.
Tranh tượng của vị Phật này hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay mặt giữ Ấn thí nguyện. Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca.

Nguồn: Pinterest
Công dụng của Chú Dược Sư
Bệnh tật có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân, như thói quen ăn uống, sinh hoạt lẫn tâm trạng buồn vui. Chú Dược Sư được tạo ra mới mục đích xua tan mọi bệnh tật cho con người, dù là bệnh đó thể hiện trên cơ thể hay tâm trí, giúp con người thoát khổ.
Kinh Dược Sư kể lại rằng lúc còn sống, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai đã phát ra 12 nguyện lớn như sau:
THỨ NHẤT: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, hào quang của Ta chiếu khắp vô lượng vô biên thế giới, khiến chúng hữu tình thấy ánh quang này, thân tâm thanh tịnh, đủ tướng trượng phu, siêng tu Lục độ, rời biển trần khổ, vào chốn Niết Bàn.
THỨ HAI: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, thân Ta như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, hào quang rực rỡ chiếu khắp mười phương. Các chúng hữu tình ở nơi tăm tối cũng thấy thân Ta và được an lành, tùy tâm mãn nguyện.
THỨ BA: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, dùng trí phương tiện dạy chúng hữu tình khiến tin lẫn nhau, làm cho dân giàu nước mạnh.
THỨ TƯ: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình tu theo tà đạo, thì Ta khiến họ trở về chánh đạo. Nếu theo nhị thừa, thì Ta khiến họ cầu Vô thượng giác.
THỨ NĂM: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình ở trong giáo pháp tu hạnh thanh tịnh, thì Ta khiến họ đầy đủ Tam tụ tịnh giới. Nếu ai hủy phạm mà nghe danh Ta, tâm liền thanh tịnh, không đọa ác đạo.
THỨ SÁU: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình thân hình hèn hạ, không đủ sáu căn, xấu xí, khờ khạo, tai điếc, mắt mù, nói năng ngọng liệu, tay chân tật nguyền, lác hủi, điên cuồng, chịu nhiều khổ não. Nghe được danh Ta, liền được khỏi bệnh, thân hình đoan chánh, trí huệ sáng suốt.
THỨ BẢY: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình mang bệnh hiểm nghèo, không người cứu chữa, không chỗ cậy nhờ, nghèo cùng khốn khổ. Nghe được danh Ta, liền được khỏi bệnh, thân tâm thanh tịnh, quyến thuộc sum vầy.
THỨ TÁM: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình mang thân phụ nữ chịu nhiều đau khổ, muốn cầu ra khỏi, nghe được danh Ta, thân tâm thanh tịnh, đủ tướng trượng phu, tiến đến Vô thượng Bồ đề.
THỨ CHÍN: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình sa vào lưới ma, tà giáo ràng buộc, Ta dùng phương tiện khai thị cho họ, khiến khỏi đường mê, tu hạnh Bồ tát, chứng quả Vô thượng Bồ đề.
THỨ MƯỜI: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có hữu tình do vì vô minh phạm phải sai lầm, nên bị giam cầm, chịu nhiều đau khổ. Nghe được danh Ta, tất cả khổ ấy liền được tiêu trừ.
THỨ MƯỜI MỘT: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có người nào nghèo cùng, đói khát, vì cầu thức ăn mà tạo nghiệp ác. Nghe được danh Ta, chuyên lòng thọ trì, thì Ta khiến họ có đủ vật thực và dạy pháp Phật, khiến cho họ được Vô thượng Bồ đề.
THỨ MƯỜI HAI: Ta nguyện đời sau, khi chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có người nào nghèo cùng hèn hạ, không có áo mặc, muỗi mòng cắn đốt, nóng lạnh dãi dầu. Nghe được danh Ta, chuyên lòng thọ trì, thì Ta khiến họ có đủ đồ dùng, y phục tốt đẹp, của báu dư thừa.
Vậy nên người nào đọc Kinh Dược Sư, hay tụng Chú Dược Sư cũng sẽ được hưởng những năng lượng an lành từ 12 nguyện ước trên.
Nội dung Chú Dược Sư tiếng Phạn kèm phiên âm
Namo bhagawate
/na-mô Ba-ga-va-tê/
Bhaishjaya guru
/bai-sa-cha gu-ru/
Vaidurya Prabha rajaya
/vai-đu-ya Pờ-ra-ba Ra-cha-ya/
Tathagataya arhate
/ta-tha-ga-ta-ya a-ha-tê/
Samyaksam buddhaya tedyatha
/sam-ya-sam bu-đa-ya ta-đi-ya-tha/
Om bekhajye bekhajye bekhajya
/ôm bai-sa-chê bai-sa-chê bai-sa-cha/
Samudgate svaha.
/sa-mu-ga-tê soa-ha/
Bạn có thể nghe bản tụng Chú Dược Sư tiếng Phạn tại đây:
Nội dung Chú Dược Sư tiếng Tây Tạng kèm phiên âm – ngắn gọn hơn
Tayata
/Tê-ya-ta/
Om Bekandze Bekandze
/Ôm Bê-can-dê Bê-can-dê/
Maha Bekandze
/Ma-ha Bê-can-dê/
Radza Samudgate Soha
/Ra-da Sa-mơ-ga-tê Sô-ha/
Bạn có thể nghe bạn tụng Chú Dược Sư tiếng Tây Tạng dưới đây.
Nội dung Chú Dược Sư tiếng Việt
Nam mô Bạc già phạt đế, bệ sái xã lũ lô, bệ lưu ly, bát lặc bà, bát ra xà giã đát tha yết đa da, a ra hắc đế.
Tam diễu tam bột đa gia, đát điệt tha.
Án, bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xa, tam một yết đế tóa ha.
Ý nghĩa của Chú Dược Sư
Chú Dược Sư dù là tiếng Phạn, tiếng Tây Tạng, hay tiếng Việt thì đều mang ý nguyện cho mọi đau đớn bệnh tật trên thân tâm trí đều được chữa lành.
Thân, Tâm và Trí luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một suy nghĩ không đúng có thể đem đến ưu phiền và gây nên bệnh tật trong tâm trí cũng như thân thể.
Và ngược lại, một thân thể yếu ớt vì không ăn uống và rèn luyện đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng đến sự sáng suốt và an lành của Tâm và Trí.
Chính vì vậy, Phật Dược Sư đã phát nguyện qua bài Chú này, nhằm giúp con người chữa lành mọi bệnh tật được tạo ra bởi sự thiếu sáng suốt của chính mình (vô minh).
Hồi hướng công đức sau khi tụng chú
Để gom tất cả công đức hiện tại của mình, và dùng nó để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho chính mình và người khác, bạn có thể xem thêm bài viết về Cách hồi hướng công đức sau khi tụng chú, niệm phật, thiền nhé.
Cầu cho các bạn được an lành.
Nhấn để xem thêm bài viết về:
Review sách Giận – Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Review sách – Muôn kiếp nhân sinh – phần 1 và 2
Trả lời